Hiện nay, mô hình kinh doanh quán nước, cafe là một trong những ý tưởng khởi nghiệp đầy tiềm năng được rất nhiều người lựa chọn, các quán cafe xuất hiện ngày càng nhiều và đem lại nguồn doanh thu cao, hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quán mở ra nhưng lại không thể phát triển được và phải đóng cửa, không mấy người thành công. Đó là bởi họ chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp. Trong bài viết ngày hôm nay, Kenshin sẽ hướng dẫn các bạn mở quán cafe đạt chuẩn, chuẩn bị chu đáo để giảm tỷ lệ rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
1. Lập kế hoạch kinh doanh
Mở quán cafe, đồ ăn uống hiện đang được rất nhiều người khởi nghiệp hướng đến kinh doanh để đạt được thành công cần chuẩn bị kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Trước hết, chủ kinh doanh cần xác định đươc số vốn cần thiết cũng như mục tiêu kinh doanh ( khách hàng tiềm năng) mà mình hướng tới dựa trên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,
1.1 Vốn và chi phí
Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, chủ kinh doanh cần xác định được vốn ban đầu, ước tính chi phí đầu tư cố định ban đầu cũng như chi phí trì. Xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, dài hạn.
Về Vốn có vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngoài. Tỷ lệ giữa hai nguồn. Xác định rõ ràng 2 nguồn vốn giúp cho quán được kinh doanh lâu dài, ước lượng được chi phí.
Về chi phí gồm chi phí cố định và chi phí duy trì. Trong đó chi phí cố định gồm: chi phí nhân công; chi phí mặt bằng; chi phí điện nước; chi phí bỏ ra đầu tư mua trang thiết bị trong kinh doanh: máy móc, bàn ghế, .. Chi phí duy trì kinh doanh hàng tháng.
1.2 Khách hàng tiềm năng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định bạn có kinh doanh thành công hay không. Vì vậy, hiểu rõ nhu cầu khách hàng là điều vô cùng cần thiết, và bạn cần xác định đầy đủ các yếu tố thông tin về khách hàng như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi ở, thói quen sử dụng cafe cũng như điều gì ở 1 quán cafe có thể thu hút họ.
Có như vậy, bạn mới có thể làm ra những sản phẩm cafe hợp với nhu cầu cũng như sở thích của họ, khiến họ thích thú và quay trở lại lần sau, thành công có được các khách hàng tiềm năng giúp quán kinh doanh tốt hơn, không những vậy còn cho khả năng phục vụ chuyên nghiệp.
1.3 Xác mục tiêu kinh doanh
Ngoài ra, bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình, ví dụ như trong 3 tháng đầu quán sẽ kiếm lại được bao nhiêu phần trăm vốn, doanh số bao nhiêu,.. rồi mục tiêu 1 năm, 2 năm,…Tuy nhiên, bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu hợp lý, phù hợp với tiềm lực của quán cũng như thi trường, không đặt ra những mục tiêu quá tầm với, viển vông.
2. Chọn địa điểm mở quán cafe, thiết kế không gian thu hút
Việc chọn địa điểm mở cũng như trang trí, thiết kế không gian quán cafe là yếu tố quyết định có thu hút khách hàng hay không. Trước khi quyết định địa điểm và phong cách thiết kế cho quán, bạn cần xác định:
- Mô hình quán cafe mà bạn hướng tới: quán cafe thường, cafe sân vườn hay quán cafe take-away,..
- Đối tượng khách hàng chính của quán là những ai, họ yêu thích những phong cách thiết kế nào
- Số vốn mà bạn có thể bỏ ra để thuê mặt bằng, chọn địa điểm và trang trí quán
Nếu như bạn có số vốn nhiều, muốn mở một quán cafe lớn thì cần phải lựa chọn địa điểm một cách kỹ lưỡng. Cafe sân vườn thì cần lựa chọn những địa điểm có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, khả quan nhất là không nên cạnh đường lớn vì tiếng còi và khói bụi sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của khách hàng. Phong cách thiết kế chủ đạo của cafe sân vườn sẽ là hướng đến tự nhiên, hoa lá, nhiều cây xanh,…Còn nếu như bạn muốn mở quán cafe cho giới trẻ thì địa điểm gần các trường đại học sẽ rất hợp lý.
Lựa chọn địa điểm mở quán cafe phù hợp
3. Thiết kế và thi công khu vực quầy Bar
Để chuẩn bị cho việc mở một quán cafe thì thiết kế và thi công Khu vực quầy bar là điều vô cùng cần thiết. Quầy pha chế cho bar, quầy phục vụ phải được thiết kế setup thiết bị hoàn chỉnh nhằm tạo sự chuyên nghiệp lại đáp ứng hiệu quả công việc một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Nội thất và phong cách thiết kế, decor cho quán là một điểm giúp thu hút khách hàng cực kỳ hiệu quả. Trong đó, quầy bar inox, hệ thống thiết bị bàn đông, bàn lạnh, bàn mát công nghiệp là những thiết bị không thể thiếu trong nhiều quán bar - cafe, trà sữa,… nhằm đáp ứng công năng sử dụng và tạo môi trường làm việc hiện đại, đồng thời là một điểm nhấn đặc biệt cho quán. Khu vực quầy bar giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí và diện tích không gian quán, bạn cũng có thể tự mình lên ý tưởng về một mẫu quầy bar cho riêng mình.
Hình ảnh một bản thiết kế khu quầy bar, pha chế của một quán cafe
4. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ pha chế, phục vụ
Kinh doanh mở quán cafe thì việc mua nguyên liệu cũng như các dụng cụ pha chế sẽ khiến bạn rất đau đầu bởi đa dạng về chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng. Tuỳ thuộc vào quy mô cũng như menu của quán mình, bạn có thể chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết theo những nhóm sau:
- Thiết bị pha chế: Quầy bàn lạnh, Máy pha và máy xay cà phê; Máy ép hoa quả; Máy xay sinh tố; Máy xay đá; Máy lọc nước; Máy đánh trứng; Lò vi sóng
- Dụng cụ pha chế: Đồ bào, Bình lắc pha chế, ca đánh sữa,…
- Vật dụng phụ: Bình lắc, dụng cụ đánh bọt, que khuấy, đồ lọc, cốc, chén, ly; Khay bưng đồ; Giá treo; Giấy ăn; Menu;
- Nhóm vật dụng trang trí, nội thất: Quầy pha chế; Tủ trưng bày; Biển hiệu; Đèn led; Tủ lạnh; Bàn ghế; Đèn tạo hiệu ứng; Vật dụng phụ (tùy mô hình) như : lọ hoa, kệ sách, đồng hồ, chuông gió, đèn đốt nến, tranh ảnh,…
- Nhóm vật dụng cho nhân viên: Tạp dề; Đồng phục; Bảng tên…
- Nhóm sản phẩm, phần mềm quản lý quán: Máy order; Máy quẹt thẻ, Két đựng tiền; Máy bán hàng..
Tham khảo >> Một số thiết bị lạnh sử dụng trong quán cafe
5. Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cho quán
Đối với một quán cafe mới mở thì bạn không cần sử dụng quá nhiều nhân viên. Những nhân viên cần thiết và cơ bản mà bạn cần tuyển đó là: nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân.
Những nhân viên phục vụ trong quán không chỉ cần biết tư vấn, bán hàng cho khách mà đòi hỏi phải có tác phong phục vụ chuyên nghiệp,niềm nở. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý huấn đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho các nhân viên tạo ra sự phối hợp ăn ý giữa nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, nhân viên thu ngân khẳng định sự chuyên nghiệp với khách hàng. Để có thể đạt được những điều trên, bạn phải là một người chủ tốt, nêu gương cũng như trả nhân viên lương xứng đáng, hậu hĩnh cũng như có thêm chế độ đãi ngộ hợp lý.
6. Xây dựng quy trình quản lý quán hiệu quả
Dù quán bạn có quy mô lớn hay nhỏ, thì việc xây dựng quy trình quản lý là điều cần thiết. Thông qua quy trình quản lý thì mọi trách nhiệm và vai trò của từng nhân việc quán được xác định rõ ràng. Qua đó có thể tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, tránh trường hợp bị trùng hoặc bỏ sót công việc. Đối với một quán cafe, một số quy trình cần thiết bạn phải xây dựng như:
Đào tạo đội ngũ pha chế phục vụ để xây dụng quy trình quản lý
7. Lên kế hoạch quảng cáo cho quán cafe
Quảng cáo là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp quán cafe của bạn được nhiều người biết đến hơn, đem thương hiệu cafe đến gần với mọi người. Bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube,…để tiếp thị khách hàng. Trong thời gian đầu mới mở quán, bạn có thể quảng cáo bằng cách phát tờ rơi, tặng quà ưu đãi,…để tăng độ phủ thương hiệu, giúp quán ngày càng được phát triển hơn.
Tổng kết
Trên đây, chúng tôi đã thông tin đến bạn những kiến thức hữu ích về kinh doanh mở quán cafe cần chuẩn bị những gì. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích đến bạn, giúp bạn kinh doanh thật thành công. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với KENSHIN để được giải đáp nhanh chóng nhé!